VŨ PHI YÊN

The great debaters

  • TRANG CHỦ
  • SÁCH
    • Bộ sách Những người tạo ra Hiện thực >
      • Những người tạo ra Hiện thực (Tập 1)
      • Những người tạo ra hiện thực (Tập 2)
      • Nền tảng Thôi miên Nhân văn
      • Tải về
    • Cha mẹ vừa đủ tốt
  • BÀI VIẾT
  • GIỚI THIỆU
    • ĐỌC >
      • Những ngôi sao Eghe
      • Hành tinh Oxygene
      • Cái bóng - H. C. Andersen
      • Đường đi A-man-tê
      • Bức xúc không làm ta vô can
      • Cậu bé thời tiền sử
      • Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils
      • Veronika quyết chết
      • Theory U: Leading from the Future as It Emerges
      • Tạo ra Hiện thực >
        • Carl Jung và những bí ẩn >
          • Synchronicity
        • Thôi miên nhân văn >
          • Toàn thức
          • Tập trí
          • "Hiện đại tích" về Vũ trụ
          • Ma trận
          • CORE GEM
        • Những điều thú vị từ Thuyết Lượng tử >
          • Người quan sát tác động Hiện thực
          • Vật chất hay thông tin?
          • Không hề chia cắt
          • Những thế giới song song
        • THẾ GIỚI CỦA NHỮNG BIỂU TƯỢNG >
          • Bóng ma và Thiên thần
          • Ý thức và Vô thức
    • XEM >
      • Kubo and the two strings
      • Edge of tomorrow
      • Vân đồ - Clouds Atlas
      • The great debaters
      • Amazing Spiderman 2
      • Hero (2002)
      • Her
      • Siêu nhân
    • NGHE >
      • Mưa trên phố Bruxelles
      • To love somebody
      • Cổ cầm _ Guqin
      • Hoàng tử Ai cập
      • Love of a life time
      • Estas Tonne
      • In a hundreds years
      • Đồng ca
      • Hold me
      • Shigeru Umebayashi
      • Sous le vent
      • It might seem crazy what I'm about to say
  • KHOÁ HỌC - SỰ KIỆN
    • NHÂN VĂN VÀ HIỆU QUẢ
    • SPIRAL DYNAMICS
    • SOUL OF LIFE - CHƯƠNG TRÌNH >
      • Spiral Dynamics >
        • Gien tinh thần
      • Anger management (PRIVATE)
    • SOUL OF LIFE - ENGLISH >
      • Why look for the SOUL OF LIFE?
      • SOL - The program
    • GIẢI MÃ GIẤC MƠ
    • TÂM LÝ NGƯỜI CAO TUỔI
    • 60-DAYS CHALLENGE (SELF-DISCIPLINE) dành riêng cho coachees >
      • VÀO ĐÂY NHẬN THỬ THÁCH
  • VỀ TÔI
  • LIÊN HỆ

Bậc thầy tranh biện - cần cả nhân cách và tâm hồn

05/06/2014. Vũ Phi Yên
​Nhân một người bạn quý vừa viết lời bình The great debaters theo gợi ý của mình, mình muốn PR cho Cinema therapy một chút.
Dù nhiệt liệt ủng hộ những bạn đang vướng mắc trong cuộc sống chưa thấy lối ra rằng: hãy can đảm và quyết liệt đi tìm gặp một nhà tâm lý, đôi khi mình cũng công nhận mình khó có thể nào nói hay hơn là thông điệp được truyền tải từ một bộ phim. Nhất là khi bộ phim ấy lại được chấm điểm trên 8 bởi IMDb.
Và có khi, khuyên người ấy xem một bộ phim, rồi bình luận, khắc sâu thêm một thông điệp cối lõi đặc biệt từ phim ấy... là tất cả những gì người ấy cần để vượt qua một cuộc khủng hoảng.
Dù rằng nhiều khi những bộ phim không thể làm thay vai trò của nhà trị liệu một cách hoàn toàn được, nhưng nếu được sử dụng khéo léo, chúng sẽ là một công cụ tuyệt vời trong The magic therapist's toolbox.
Vậy hôm nay nếu mình đóng cửa phòng làm việc mà "luyện phim", các bạn đồng nghiệp hãy hiểu cho rằng mình đang rất cực nhọc tập luyện và mài sắc công cụ làm việc đấy nhé!!! Không đùa đâu.
Chắc chắn sẽ còn trở lại bàn luận tiếp về đề tài Phim trị liệu vô cùng hấp dẫn này.
PS: Quá thích bộ phim này. Nói chung, cái tên Denzel Washington hầu như đã là bảo chứng cho chất lượng rồi. Trong phim này, ông không chỉ là vai chính mà còn là đạo diễn. Oprah Winfrey sản xuất! Ngoài những cảnh tranh biện tuyệt vời nín thở cứ như được nghe Khổng Minh thuyết khách, phim còn có những cảnh hồ đẹp đến lặng người. Tỏ tình ở đấy mà không nhận được chữ Yes mới là lạ.
Picture

Nói sự thật bằng cả trái tim

06/05/2014. Nhung Nguyễn.

Mỗi người chúng ta là một bản thể duy nhất. Đời sống, trải nghiệm và tri thức sẽ tạo thình một lăng kính nhìn đời, và ta tin những gì mình nhìn là đúng. Ta đem kiến thức, trải nghiệm và đời sống biến thiên để chứng minh cho lăng kính của mình, để thu lấy nhiều lăng kính khác, để niềm tin của ta hóa thành học thuyết. Vĩ đại hay không còn tùy, nhưng bản lĩnh và môi miệng, một chút may mắn, sẽ đưa ta đến với sự đồng điệu và được suy tôn. 

Những thủ thuật thao túng tâm trí đám đông muôn đời vẫn sở hữu sức mạnh của nó. Nhưng điều làm nên sức nặng của The Great Debaters nằm ở thông điệp: sự khôn lớn của một con người không phải nằm ở những thủ thuật mà họ gom được và bung ra, mà ở chỗ người đó dám đối mặt với sự thật và nói lên sự thật bằng cả trái tim. 

Đội Hùng Biện của Đại Học Wiley – một ngôi trường nhỏ bé dành cho người da đen – có 4 thành viên, và tôi đang nói về James Junior (Người mà tôi tự đặt cho nickname Chú Bé Lọ Lem cả về nghĩa đen lẫn nghĩa bóng). Cù lần. Mọt sách. Hồn nhiên như một lẽ đương nhiên: cậu sinh ra trong gia đình trí thức, nơi cậu được dạy rằng: We do what we have to do so we can do what we want to do (Ta làm những thứ phải làm để được làm những thứ muốn làm). Với nền giáo dục đó, tính cách đó, hình như cậu không thuộc về tuýp nhà hùng biện, và trong 2/3 bộ phim, “trọng trách” của cậu là…đi tìm tài liệu cho các thành viên còn lại tranh luận. Hay trong khi cả đội chiến thắng giòn giã thì cậu lại ngồi ghế khán giả và làm cameraman. 

Biến cố. 

Với Henry Lowe, một cậu trai lúc nào cũng giắt dao bên mình, thì chắc một vụ gây sự của bọn da trắng sẽ chẳng hề hấn gì. Với James, việc chứng kiến cha mình bị sỉ nhục bởi đám người da trắng hèn kém về địa vị quả là một cục xương khó gặm. Thần tượng. Hơn cả một người cha. Đó là người cậu đứng nghiêm như chào cờ mỗi lần hầu chuyện. Người đó giờ đang chịu lụy bọn da trắng hung hăng, đang cúi xuống nhặt lại tờ tiền bọn chúng cố tình đánh rơi, dù ông James đã cố nhún nhường lấy hết tháng lương đền cho con heo mà họ không hề cán chết. Bàn tay mà trước giờ cậu toàn thấy nâng niu sách vở, bàn tay đó bây giờ đang phụ khiêng một con heo chết quăng lên cái xe bẩn thỉu. Lần đầu tiên trong đời, James 14 tuổi cảm nhận được nỗi đau của nạn phân biệt chủng tộc. 

Đó là Texas, năm 1939. 

Cái năm mà người da đen còn phải đi toilet trong một khu hệt như dành cho người tiền sử, bị đẩy ra học ở những ngôi trường bé mọn so với người da trắng; vẫn bị xem là vật sở hữu của chủ điền. Trong mọi bất công, James đã chứng kiến một bất công khủng khiếp nhất. Tối đó, trên đường đi đến một trường đại học danh giá để tham gia tranh luận, thầy trò họ tận mắt nhìn thấy một người da đen bị thiêu sống. Họ làm gì lúc đó? Tắt đèn. Quay đầu xe bỏ chạy. Henry và thầy Wilson ở băng trước. James ở bang sau chỉ nhập nhoạng thấy xác người vừa rớt xuống và một đám đông hung hãn. Cậu nằm thụp xuống sàn xe. Đêm đó, không ai trong bốn người được yên ổn với chính mình. Henry tìm gái và rượu để giải sầu. Samantha, cô gái duy nhất trong đội, bỏ về vào phút chót. Thầy Wilson không giải thích một lời, im lặng nhìn đám học trò oằn oại. Hai thằng đực rựa vào phòng vật nhau một hồi, và dừng lại với một câu khẳng định chua chát: Tất cả những chuyện chúng ta đang làm là vô nghĩa. Ta có làm được gì với cái sự thật gớm ghiếc ngoài kia đâu. Ta chỉ là một bọn đi vòng vòng để tranh luận về những đề tài mà cả 2 phía đều có quyền bình đẳng phát ngôn. Bình đẳng là một thứ xa xỉ phẩm trong mối quan hệ giữa người da trắng và da đen. Việc đó đã ập xuống mặt đội hùng biện ngay từ phút đầu họ đặt chân vào hội trường Havard và chuẩn bị cho cuộc quyết đấu. 

Và đây là đề tài cho cuộc đấu giữa Wiley và Havard: Bạo động hay bất bạo động để đối mặt với tội ác?

Đã là tội ác, đương nhiên là phi đạo đức. Đã phi đạo đức thì còn phải đắn đo là ta có nên dùng bất bạo động như một cách đối kháng nhân văn? Hay thật ra, cái gọi là “Đối kháng nhân văn” đó chỉ là chiếc mặt nạ che đậy mục đích cuối cùng là sự trả thù và trừng phạt. 

Đây là lúc nói lên sự thật. Là lúc James đưa ra lập luận cuối cùng. Là khi mọi lý thuyết, trích dẫn, chiêu trò bỗng trở nên nhẹ như không. Câu chuyện về người bị thiêu sống đêm nào được cậu kể lại không chỉ bằng ký ức, mà bằng sự phẫn nộ ngấm ngầm, là những đôi mắt ngấn nước của người trong cuộc:

“Khi tồn tại một bộ luật bất công là khi chẳng có luật lệ nào tồn tại cả. Khi một người da đen bị thiêu sống không cần xét xử, luật lệ có thể làm được gì, ngoài bất lực tự vấn: Tại sao?”

 Trong những ngày này, những ngày mà mỗi ngày là một cuộc đấu tranh để đi qua thù hận, thì lần nào tôi cũng xúc động bi hùng trước câu nói cuối cùng của James:
 “Tôi có quyền và nghĩa vụ chống lại bất công. Bằng bạo động hay bất bạo động. Nhưng tất cả các người hãy cầu nguyện tôi chọn cách thứ hai.”

Đây là lời cảnh cáo, là phóng nộ, là lập luận hay là quan điểm đấu tranh của thầy trò họ? Dù là gì đi nữa, thì lập luận cuối cùng này đã làm nức lòng tất thẩy mọi người, bất kể màu da và chiến tuyến. James đã nói được sự thật bằng lý trí, bằng trái tim đã đi qua uất ức và thù hận. Lập luận cuối cùng này còn là bằng chứng cho sự trưởng thành, từ một cậu nhóc vắt mũi chưa xong, lúc nào cũng ôm một chồng sách, thành một cậu bé nhìn rõ bức tranh cuộc đời, và chọn cho mình một chỗ đứng vững như bàn thạch để đối diện với nó. 

Sau phim này, mỗi khi “ra trận”, dù với khách hàng, “đối tượng” hay bất cứ ai, tôi muốn mình gõ thùm thụp vào ngực trái và nói thật to bài Mantra này:
- Who is the judge?
- The judge is God.
- Why is he God?
- Because he decides who wins or loses. Not my opponeent.
- Who is your opponent?
- He does not exist.
- Why does he not exist?
- Because he is a mere dissenting voice of the truth I speak!

Quay lại với James và lập luận cuối cùng của cậu. Nếu được, xin gửi một lời cảm ơn vì đã dẫn lối đưa đường để tôi không chết chìm trong những cảm xúc tiêu cực đến tận cùng đối với một số người. Các người hãy cầu nguyện là tôi sẽ chọn cách thứ hai.  

Who is the Judge?


17/06/2015. Vũ Phi Yên.

Lại nhận được thêm một lời bình luận The great debaters, lần này là của một bạn rất trẻ. Dù mai đây bạn có phát triển đến thế nào, có lẽ đây là một bộ phim sẽ không bao giờ bị bạn lãng quên, có phải thế không?
Vì sao lại thích phim này như vậy và giục giã biết bao người bạn viết lời bình về nó?
Nếu mình là mình thời 14 tuổi, mình sẽ tâm đắc lắm với từng bước phát triển của James. Lớn hơn một chút, có lẽ sẽ cùng Samatha thắt tim trước cảnh hồ tuyệt vời và chàng trai trước mặt đột nhiên mở ra những tâm sự sâu thẳm trong tim chàng, và rồi sẽ nổi sóng với tổn thương tàn tệ do chính người ấy gây ra... Hài lòng khi thấy Henry là người bước lên sân khấu Harvard một cách điềm tĩnh, tiến thẳng đến và đăm đăm nhìn chiếc cúp, không nhí nhố hò reo như hai người bạn. Rồi thật sự cảm động khi Henry cương quyết lùi khỏi trận đấu mà rưng rưng nước mắt nhìn bạn trẻ James đón cơ hội một cách thật tuyệt vời!
Còn bây giờ, trên hết mình ngưỡng mộ người thầy Melvin Tolson cùng niềm hạnh phúc êm đềm tỏa ra từ mái ấm của vợ chồng họ. Khi ánh mắt Melvin tràn ngập hân hoan vì học trò của mình được trao cơ hội với Harvard, ánh mắt và nụ cười đáp trả của vợ ông là hình ảnh hạnh phúc tuyệt vời nhất mà mình từng được thấy. Tiếc là đã quên bàn luận về hình ảnh này trong buổi Và, câu trả lời cho tình yêu của LPA ít bữa trước...
Đã hạnh phúc với một gia đình như vậy, với những học trò như vậy, dễ hiểu vì sao Melvin Tolson không cần gì vinh quang danh vọng cho riêng mình. Ông âm thầm làm những việc ông muốn làm và cảm thấy mình cần phải làm, thắp lửa cho bao nhiêu con người, và trong khi học trò mình hò reo trong chiến thắng, ông chỉ đơn giản ấn lại chiếc mũ trên đầu và thanh thản bước đi trước khi bất cứ ai kịp nhìn thấy.
Những hình ảnh và những đối thoại từ phim này chắc sẽ theo mình rất lâu... 
Mình cũng vậy, thích vô cùng cách người thầy dạy trò phải hét váng lên "Who is the Judge?..." ngày càng lớn tiếng, từ khoảng cách ngày càng xa, cho đến khi chân lý này thấm vào tận xương và tỏa ra từ từng kẽ chân lông của họ. Chỉ từ lúc ấy trở đi, sự rèn luyện kỹ thuật mới có thể bắt đầu.
Giá như những người thầy ngày nay cũng vậy, rèn thật kỹ nhân cách những học trò của mình trước khi trao năng lực cho họ. Năng lực càng lớn thì sự cẩn trọng lại càng cần thiết biết bao!

Đối thoại

17/06/2015. Vũ Lê.

Điều tôi ấn tượng nhất là một số đoạn đối thoại giữa các nhân vật.
Người cha hỏi James: “Điểm yếu nhất của đàn ông là gì? – Đó là sự nghi ngờ, không tin tưởng”. Chính bản thân tôi cũng đang gặp vấn đề này, đôi lúc sự nghi ngờ chính bản thân mình làm cho tinh thần tôi trở nên “yếu” hẳn. Sự nghi ngờ khiến tôi luôn nghĩ về những thất bại, những khó khăn trong hiện tại và so sánh mình với người khác.
Tôi đang cần một người thầy để hướng mình vào mục tiêu – người thầy đó hơn ai hết chính là tôi.
-          “Hùng biện là tốt, nhưng con không được rời mắt khỏi những thứ quan trọng”
-           Người cha hỏi: “Chúng ta đang làm gì ở đây?” – “Chúng ta làm những gì chúng ta cần phải làm, để từ đó chúng ta có thể làm những gì chúng ta muốn làm” James trả lời.
-          “Con phải làm gì bây giờ?” – “Bài tập về nhà”. – “Vậy thì làm đi”
Trong cuộc đời này chúng ta mong muốn rất nhiều thứ, bản thân tôi cũng vậy. Nhưng oái oăm thay, phải làm những gì ta cần làm trước rồi mới được làm những gì chúng ta muốn làm, giống như đặt điều kiện khi làm toán: phải đặt điều kiện cần trước rồi mới đặt điều kiện đủ. Cũng giống như tôi trong hiện tại cần phải có mục tiêu trước, phải hình dung rõ người mình muốn trở thành, ngoài ra là kỹ năng học, Anh văn.
Khi đội hùng biện gặp thất bại, người thầy đã dùng phương pháp kể chuyện để thay đổi cảm xúc của các thành viên. Để làm được điều này cách duy nhất là bản thân mình phải thừa nhận thất bại và đối diện với nó:
“Có ai biết Antacus” là ai không?
Henry: - “Ông ta là một đô vật khổng lồ của thần thoại Hy Lạp. Mẹ ông ta là Gea, Nữ thần Đất. Nghĩa là ông ta thuộc loại vô địch, bởi vì mỗi lần có ai đó vật được ông ta xuống đất, thì điều này sẽ giúp ông ta mạnh hơn”.
-          “Đúng vậy. Bại trận sẽ khiến ông ta mạnh mẽ hơn”.
Câu trả lời tốt nhất là câu trả lời đến từ bên trong. Đôi khi phải tin vào trực giác của mình. Chính vì vậy mà lúc tiễn học trò đi, thầy đã nói với Lowe:“Được rồi. Mr Lowe, cậu chịu trách nhiệm đấy. Nếu bản năng của cậu mách bảo cậu làm gì, hãy lắng nghe nó”.
Lowe đã thể hiện được phẩm chất của người đội trưởng khi biết đánh giá đội mình, đối thủ và ban giám khảo, và biết lùi lại để người khác lập chiến công khi điều đó là cần thiết cho cả đội. Lowe đã nhường cơ hội giành chiến thắng cho James: “Này James, ở tuổi 14 mà cậu giỏi ngang ngửa tôi. Giám khảo sẽ thích cậu”.
Không phải lúc nào huấn luyện viên, người thân hay bạn bè cũng ở bên cạnh mình. Chính những lúc khó khăn nhất là lúc phát huy được khả năng của mình. Trong những phút cuối, đội hùng biện của trường Wesley đã không có thầy đi cùng, chủ để của cuộc thi đã bị thay đổi, tất cả phải làm lại từ đầu và thời gian chuẩn bị là 48 giờ. “Tụi em sẽ làm được gì đây khi không có thầy?!!”. – “Hãy chiến thắng!”.
Vào lúc cam go nhất, cả 3 thành viên của đội đã khóc khi nhắc lại bài học của thầy:
-          “Ai là người phân xử?” – “Người phân xử là Chúa”.
-          “Tại sao ông ta là Chúa?” – “Vì ông ấy quyết định ai thắng ai thua chứ không phải đối thủ của tôi”.
-          “Đối thủ của cậu là ai?” – “Anh ta không tồn tại”.
-          “Tại sao anh ta không tồn tại?” – “Bởi vì anh ta chỉ là một tiếng nói chống lại sự thật mà tôi nói ra”.
Sức mạnh lớn nhất là sức mạnh của sự thật. Sự thật trong các câu chuyện và thật với chính mình, nếu phải làm giả hãy thật với cái giả đó. Một khi mong muốn đã lớn hơn nỗi sợ chết thì không còn rào cản nào trên con đường ta đi nữa.

Gặp gỡ

Life coaching - Tư vấn tâm lý
Khoá học - Sự kiện
Sách
© COPYRIGHT 2019. ALL RIGHTS RESERVED.
  • TRANG CHỦ
  • SÁCH
    • Bộ sách Những người tạo ra Hiện thực >
      • Những người tạo ra Hiện thực (Tập 1)
      • Những người tạo ra hiện thực (Tập 2)
      • Nền tảng Thôi miên Nhân văn
      • Tải về
    • Cha mẹ vừa đủ tốt
  • BÀI VIẾT
  • GIỚI THIỆU
    • ĐỌC >
      • Những ngôi sao Eghe
      • Hành tinh Oxygene
      • Cái bóng - H. C. Andersen
      • Đường đi A-man-tê
      • Bức xúc không làm ta vô can
      • Cậu bé thời tiền sử
      • Cuộc phiêu lưu kỳ diệu của Nils
      • Veronika quyết chết
      • Theory U: Leading from the Future as It Emerges
      • Tạo ra Hiện thực >
        • Carl Jung và những bí ẩn >
          • Synchronicity
        • Thôi miên nhân văn >
          • Toàn thức
          • Tập trí
          • "Hiện đại tích" về Vũ trụ
          • Ma trận
          • CORE GEM
        • Những điều thú vị từ Thuyết Lượng tử >
          • Người quan sát tác động Hiện thực
          • Vật chất hay thông tin?
          • Không hề chia cắt
          • Những thế giới song song
        • THẾ GIỚI CỦA NHỮNG BIỂU TƯỢNG >
          • Bóng ma và Thiên thần
          • Ý thức và Vô thức
    • XEM >
      • Kubo and the two strings
      • Edge of tomorrow
      • Vân đồ - Clouds Atlas
      • The great debaters
      • Amazing Spiderman 2
      • Hero (2002)
      • Her
      • Siêu nhân
    • NGHE >
      • Mưa trên phố Bruxelles
      • To love somebody
      • Cổ cầm _ Guqin
      • Hoàng tử Ai cập
      • Love of a life time
      • Estas Tonne
      • In a hundreds years
      • Đồng ca
      • Hold me
      • Shigeru Umebayashi
      • Sous le vent
      • It might seem crazy what I'm about to say
  • KHOÁ HỌC - SỰ KIỆN
    • NHÂN VĂN VÀ HIỆU QUẢ
    • SPIRAL DYNAMICS
    • SOUL OF LIFE - CHƯƠNG TRÌNH >
      • Spiral Dynamics >
        • Gien tinh thần
      • Anger management (PRIVATE)
    • SOUL OF LIFE - ENGLISH >
      • Why look for the SOUL OF LIFE?
      • SOL - The program
    • GIẢI MÃ GIẤC MƠ
    • TÂM LÝ NGƯỜI CAO TUỔI
    • 60-DAYS CHALLENGE (SELF-DISCIPLINE) dành riêng cho coachees >
      • VÀO ĐÂY NHẬN THỬ THÁCH
  • VỀ TÔI
  • LIÊN HỆ